Cách hợp thức hóa chi phí không có hóa đơn chứng từ

21/09/2019

Xuất phát từ yêu cầu quản lý Thuế của Nhà nước nhằm tránh thất thu Thuế khiến cho nhiều quy định của Thuế có sự khác biệt so với Chuẩn mực kế toán của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này lại gây ra khá nhiều khó khăn cho Doanh nghiệp khi có nhiều chi phí chính đáng phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhưng không được tính vào Chi phí được trừ khi tính Thuế TNDN. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí Thuế TNDN phải nộp của Doanh nghiệp.

Trên thực tế, đa phần các Doanh nghiệp đều có những lúc phải đi mua hàng của các cá nhân mà không có hóa đơn, chứng từ. Tuy nhiên không phải Chủ Doanh nghiệp hoặc Kế toán viên nào cũng hiểu được làm cách nào để đưa các khoản chi phí đó trở thành chi phí hợp lý khi tính Thuế TNDN.

Để phần nào giúp các Chủ Doanh nghiệp và các bạn Kế toán viên bảo vệ được quyền lợi chính đáng của Doanh nghiệp mình, Finway xin chia sẻ một số phương pháp về vấn đề này như sau .

Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về vấn đề này như sau:

2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

  • Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
  • Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
  • Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
  • Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
  • Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
  • Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Như vậy, để đưa chi phí mua hàng không có hóa đơn vào chi phí hợp lý thì cần làm đúng theo hướng dẫn sau đây:

  1. Nếu doanh nghiệp mua hàng hóa, mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra (Những mặt hàng được liệt kê theo mục 2.4 của Thông tư 96 nêu trên) thì cần có:
  • Hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ;
  • Chứng từ thanh toán (Có thể thanh toán bằng tiền mặt vì không có hóa đơn);
  • Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ;
  • Bảng kê mua hàng không có hóa đơn Mẫu 01/TNDN (Tạo link tải mẫu)
  1. Nếu mua hàng, dịch vụ của của hộ, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên):

Trường hợp có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (<100.000.000 đồng/năm) thì cần:

  • Hợp đồng mua bán;
  • Chứng từ thanh toán (Có thể thanh toán bằng tiền mặt vì không có hóa đơn);
  • Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ;
  • Bảng kê mua hàng không có hóa đơn Mẫu 01/TNDN.

Trường hợp có mức doanh thu ≥ 100.000.000 đồng/năm thì cần:

  • Hợp đồng mua bán;
  • Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ;
  • Hóa đơn bán hàng;
  • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng (vì có hóa đơn).

Yêu cầu: Cá nhân, hộ kinh doanh phải lên Cơ quan thuế để mua hóa đơn bán hàng viết cho doanh nghiệp (Cụ thể, cá nhân, hộ kinh doanh sẽ phải nộp lệ phí môn bài, giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân sau đó cơ quan thuế sẽ cấp hóa đơn bán hàng).

Trên đây là một số thông tin có thể giúp các bạn Kế toán viên và các Chủ Doanh nghiệp phân biệt như thế nào là Hóa đơn hợp lý, hợp lệ và hợp pháp.

Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng để lại Comment hoặc Thông tin liên lạc. Các chuyên gia của Finway sẽ hỗ trợ giải đáp tất cả các thắc mắc của các bạn.

Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán Finway

Địa chỉ: Tầng 2, số 21, ngõ 01, đường Vũ Trọng Khánh, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Phone: 024.8586.8000 - 091.3979.184

Email: dichvu@finway.vn

Website: http://finway.vn/

FanPage: https://www.facebook.com/ketoan.finway/

 

 

TIN TỨC LIÊN QUAN:

DỊCH VỤ LIÊN QUAN:

CHỮ KÍ SỐ

CHỮ KÍ SỐ

Chữ kí số hay còn được gọi là Chứng thư số, token điện tử..., là một thiết bị được mã…

ĐỌC THÊM
HỖ TRỢ QUYẾT TOÁN THUẾ

HỖ TRỢ QUYẾT TOÁN THUẾ

Quyết toán Thuế không còn là nỗi lo, Finway sẽ giúp Doanh nghiệp kiểm tra, rà soát, hệ thống lại…

ĐỌC THÊM
HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Điều 36 của Nghị Định 119/2018/NĐ-CP quy định: tất cả các DN trên toàn quốc bắt buộc sử dụng hóa…

ĐỌC THÊM
HỖ TRỢ VAY VỐN DOANH NGHIỆP

HỖ TRỢ VAY VỐN DOANH NGHIỆP

Là Doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường khốc liệt thì không thể thiếu sự đồng hành của Ngân hàng.…

ĐỌC THÊM
TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Để bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh, việc không thiếu chính là Đăng ký thành lập Doanh nghiệp. Finway…

ĐỌC THÊM

KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

Công Ty TNHH Du Lịch Vạn AnCông ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế A1A VINANgân hàng TMCP Ngoại Thương Việt NamNgân Hàng Tmcp Tiên PhongCông ty Cổ phần MiSaCông Ty Cổ Phần Địa ốc Nhà ViệtCông Ty Cổ Phần XIM GroupBHXH EFYCông ty cổ phần chữ ký số New CA Chữ ký số BKAVCông ty TNHH Vanesa Beauty Việt NamNgân hàng TMCP Quân Đội Ngân hàng Quốc Tế Việt NamCông ty TNHH Thương mại và Phát triển Bắc Thái
Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán Finway
091.3979.184